Các bước tiến hành các thủ tục xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài:
Xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang nước ngoài đòi hỏi các doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các thủ tục pháp lý và hàng hóa cần phải đạt các tiêu chuẩn chất lượng nhất định. Các thủ tục xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài cần thiết mà các doanh nghiệp phải chuẩn bị bao gồm:
Bước 1: Xin giấy phép xuất khẩu đối với một số hàng hóa đặc biệt
Trước đây, một doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài thì nhất thiết phải xin giấy phép xuất khẩu của các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, theo pháp luật hiện hành, các doanh nghiệp sẽ không phải xin giấy phép xuất khẩu đối với những hàng hóa phù hợp với nội dung đã đăng ký kinh doanh trong nước của doanh nghiệp nghiệp đó theo quyết định số 57/1998/NĐ/CP.
Chỉ khi hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp thuộc số mặt hàng có cơ chế quản lý riêng thì cần phải xin giấy phép xuất khẩu như gạo, đồ cổ, đồ sưu tầm, chất nổ, tác phẩm nghệ thuật, sách báo, ngọc trai, đá quý.
Bước 2: Ký kết hợp đồng, hoàn tất khâu chuẩn bị hàng hóa
Bước tiếp theo trong quá trình tiến hành các thủ tục xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài đó là tiến hành ký kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài. Khi ký hợp đồng, các doanh nghiệp cần chú ý xem kỹ các điều khoản, thỏa thuận giữa hai bên để tránh các tổn thất về sau.
Sau khi hợp đồng giữa hai bên đã được ký kết thì bên doanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu cần chuẩn bị đầy đủ số lượng hàng hóa theo yêu cầu ghi trong hợp đồng và sẵn sàng giao hàng theo sự thỏa thuận.
Bước 3: An toàn hơn khi mua bảo hiểm cho hàng hóa
Xuất khẩu hàng hóa tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, tổn thất, do đó, doanh nghiệp nên cân nhắc việc mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu của mình. Việc mua bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu sẽ được hoàn tất một cách nhanh chóng khi doanh nghiệp làm việc với các công ty bảo hiểm.
Bước 4: Chuẩn bị phương tiện vận chuyển
Khi hoàn tất các thủ tục xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài ban đầu thì doanh nghiệp cần phải chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện vận tải để vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài thông qua các dịch vụ thuê phương tiện vận tải. Để chọn phương tiện phù hợp thì doanh nghiệp cần phải xác định đúng tính chất, kích thước, trọng lượng của hàng hóa phù hợp với các hình thức vận chuyển đường bộ, đường sắt, đường biển hay đường hàng không.
Khi thuê phương tiện vận chuyển thì các doanh nghiệp cũng cần chú ý chọn những đơn vị có uy tín, chuyên nghiệp như Trường Phát Logistics để bảo đảm an toàn cho hàng hóa và tiết kiệm chi phí.
Bước 5: Hoàn tất thủ tục khai báo hải quan
Hoàn tất thủ tục hải quan là một trong những thủ tục xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài rất quan trọng, đảm bảo việc hàng hóa có xuất đi được hay không bao gồm các thủ tục:
– Khai báo hải quan về hàng hóa một cách chi tiết, đầy đủ các thông tin trên tờ khai hải quan để cơ quan hải quan có cơ sở căn cứ khi kiểm tra.
– Xuất trình hàng hóa trung thực bằng cách sắp xếp hàng hóa ngăn nắp, trật tự, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công tác kiểm tra, kiểm soát của cơ quan hải quan.
– Đồng thời thực hiện các yêu cầu của cơ quan hải quan khi có các vấn đề phát sinh, chưa đảm bảo.
– Khâu khai báo hải quan thường gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp do chưa nắm vững các tiêu chí, thủ tục hải quan. Các doanh nghiệp có thể nhờ đến các dịch vụ khai báo hải quan uy tín để tối giản thủ tục, tiết kiệm thời gian và đúng tiến độ hơn.
Bước 6: Giao hàng xuất khẩu lên tàu
Khi đã được phép của cơ quan hải quan khi hàng hóa xuất khẩu đảm bảo các tiêu chí kiểm tra thì doanh nghiệp sẽ tiến hành cho hàng hóa lên tàu để vận chuyển ra nước ngoài. Khi tiến hành công đoạn này, doanh nghiệp cũng cần chú ý phải có hợp đồng vận chuyển để đảm bảo an toàn cho hàng hóa.
Bước 7: Hoàn tất thủ tục thanh toán
Sau khi các thủ tục xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài đã được hoàn tất thì thanh toán là bước cuối cùng theo thỏa thuận đã thiết lập trước đó.
Các doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam ra thế giới thì cần thiết phải thực hiện đầy đủ các thủ tục xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài như các bước hướng dẫn.